Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

5 loại bàn phím chơi game cực chất

Bàn phím một thiết bị ngoại vi không thể thiếu của những máy bàn, bàn phím tốt sẽ giúp hiệu suất làm việc cao hơn bởi tốc độ gõ phím nhanh hơn. Có thể nói bàn phím rất cần thiết cho game thủ. Các tựa game như MMORPG, MOBA, hay những trận đấu súng kinh điển trong Counter – Strike thì chiếc bàn phím lại đóng vai trò như những thứ “vũ khí” đời thực của game thủ. Sau đây là những bàn phím chơi game tốt nhất 2016.

Logitech G910 Orion Spark

Đứng thứ 4 là đại diện đến từ Châu  xa xôi – Thụy Sĩ. G910 có các phím bấm hoàn toàn bằng cơ. Cũng giống như các ứng cử viên trên, chiếc bàn phím của Logitech được trang bị các phím macro nút chỉnh âm lượng ngay trên góc phải bàn phím. Ưu điểm: chế độ anti – ghost hoạt động nhanh nhạy, vẻ ngoài hầm hố. Nhược điểm: giá thành quá cao, không phát ra tiếng “click” khi nhấn.

Corsair Strafe RGB Silent

Cái tên đầu tiên được nhắc tới trong bảng xếp hạng là hãng Corsair với dòng Strafe RGB Silent. Bạn cần sự yên tĩnh nhưng lại có tốc độ gõ tối ưu? Với switch Cherry MX Silent thì độ ồn khi gõ phím sẽ giảm đi 30% vo với các phím cơ thông thường mà chất lượng lại không hề giảm. Ngoài ra với chức năng đèn LED 16 triệu màu thì người dùng tha hồ tùy chỉnh màu sắc của chiếc bàn phím theo sở thích cá nhân hóa cũng như những tựa game mà mình đang chơi. Không có các phím macro chính là nhược điểm của chiếc bàn phím này.


Razer BlackWinDow Chroma

Tiếp theo lại là một đại diện đến từ hãng Razer, nhưng khác là chiếc bàn phím hoàn toàn bằng cơ và có thể tùy biến màu lên tới 16 triệu màu. Một con “tắc kè” thật thụ trong giới bàn phím. Có thể nói Blackwindow Chroma là sự thành công của hãng khi đã phát triển ra loại switch riêng của mình – Green switch, mẫu switch dựa trên nền tảng Blue switch của hãng Cherry.
Các phím tắt M1 đến M5 cho phép game thủ thoải mái sử dụng những thao đòi hỏi độ chính xác cao cũng như nhưng “combo” một cách dễ dàng, linh hoạt với chỉ một nút nhấn. Ưu điểm: màu mè và các phím có thể lập trình thoải mái. Nhược điểm: trọng lượng khá nặng vào khoảng 1.5 kg.


Division Zero X40

Top 5 là chiếc bàn phím thuộc về hãng Division, bàn phím được trang bị switch Alpha – Zulu cho cảm giác bấm giống Red Cherry MX. Bề ngoài được bọc bằng kim loại nên cảm giác có phần thô và cứng. Chiếc bàn phím có hai tùy chọn: Silent click hoặc Clicky. Ưu điểm: bàn phím dày và chắc chắn, có thể tùy chọn Slient hoặc Clicky. Nhược điểm: vì bàn phím quá dày nên dẫn tới trọng lượng nặng, không thể đổi các vị trí phím macro.

Razer DeathStaker Ultimate

Đại diện số 2 đến từ Châu Á – Đài Loan. Một hãng chuyên sản xuất các thiết bị chơi game như: bàn phím, chuột, lót chuột, loa, headphone, hay thậm chí cả laptop. Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng không phải là một bàn phím chuyên cơ mà nó chỉ là các phím cao su thông thường. Vậy nó có gì đặc biệt?
Nếu như bên phải các bàn phím thường là các chữ số thì với DeathStaker Ultimate lại là màn hình LED cảm ứng với 10 phím lập trình trên màn hình. Ngoài sự độc đáo mà nó còn hiển thị nhưng thông tin khi chơi game như: máu, bản đồ, trang bị… quả thật không chỉ đẹp mà còn hữu ích.
Với các tựa game như: Star Wars: The Old Republic, Battlefield 3, Counter – Strike: GO và Team Fortress 2 đã được Razer thiết lập sẵn cho màn hình hiển thị, và tất nhiên nếu muốn bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ bạn thích trên chiếc bàn phím đắt nhất của Razer này. Ưu điểm: màn hình LED cảm ứng nhạy, ứng dụng tùy chỉnh. Nhược điểm: giá thành đắt, và không phải bàn phím cơ.

Thành Nhân Computer chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ dành cho game thủ, các mẫu bàn phím, mouse được cập nhật mẫu mã thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của các game thủ. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sua laptop, cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật sửa laptop nhiệt tình, làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ khắc phục các sự cố trong thời gian sớm nhất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét